Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 27/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Rau sạch có thực sạch? Rau sạch có thực sạch? , Người xứ Nghệ Kiev
 
 

Trong hoàn cảnh thực phẩm bẩn bày bán tràn lan thì những gì được gắn với chữ “sạch”, đặc biệt là rau xanh đều “đắt khách” ngay cả khi giá thành đắt đỏ hơn gấp nhiều lần so với loại… không sạch. Tuy nhiên, những gì người tiêu dùng đang “tín” là sạch và phải rút hầu bao nhiều hơn vì chữ sạch đó có sạch thực không?

Giả Vân Nội - Vân Nội giả

 

Đến Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội nơi được coi là một trong những “vựa” rau an toàn lớn nhất thành phố và cung cấp phần lớn cho mạng lưới thiêu thụ ở thủ đô vào những ngày khi đợt mưa bão nặng nề nhất trong năm đã kết thúc khoảng 2 tuần. Toàn bộ khu vực trồng rau xanh với diện tích khoảng 200ha không còn bao phủ màu xanh mơn mởn của lá, không còn những mái che chắn bằng nilon như thường thấy ở các ruộng rau; những bờ ruộng xiêu vẹo mất đi cả sự nguyên vẹn là một con đường dẫn lối xen giữa các ruộng, đất ruộng thì nhão nhoét, vẫn còn ngập úng sau đợt thời tiết khắc nghiệt…

 

Tất cả cho thấy sự hoang tàn của một vùng đất vừa trải qua sự tàn phá của bão lụt. Trên các bờ ruộng, những củ su hào còi cọc, xơ xác vứt chỏng chơ vì không thể lớn được do ngập úng. Thế mà trong khi đó, tại các điểm bán rau sạch tại Hà Nội, vẫn ngập tràn rau sạch được “dán mác” rau an toàn Vân Nội với hàng chục chủng loại từ rau cải, rau muống, mồng tơi, rau ngót…

 

 

 Chăm sóc rau tại Vĩnh Phúc

Chăm sóc rau tại Vĩnh Phúc

 

Ngay tại thời điểm phóng viên Báo Năng lượng Mới trò chuyện với chủ nhiệm một hợp tác xã trồng rau sạch ở Vân Nội thì rất nhiều điện thoại gọi đến để đặt hàng rau sạch, trong đó có cả những siêu thị lớn ở Hà Nội. Nhưng thay vì từ chối khách hàng vì không có hàng, bà chủ nhiệm này gợi ý: “Rau Vân Nội thì không có đâu do mưa bão phá hỏng hết rồi. Nếu cần thì tôi lấy rau khác cho, cũng đủ các loại…”. Hóa ra, mác nhãn rau sạch Vân Nội cũng được “dán” cho nhiều loại rau củ có nguồn gốc khác! Điều này càng được khẳng định hơn khi quay sang phóng viên, bà chủ nhiệm vừa nháy mắt vừa giải thích với hàm ý: Nhiều người cần hàng quá nên phải xen luôn cả hàng khác vào, miễn là cứ lấy tại Vân Nội là được.

 

Khi chúng tôi hỏi thẳng: “Thế hàng khác xuất xứ đó chắc phải lấy cả từ Trung Quốc nhỉ” thì không còn cách nào khác, như bị hiểu rõ tâm can, bà chủ nhiệm đành xuê xoa: “Có nhiều loại rau củ người ta muốn lấy nhưng ở mình trái mùa nên để có được, chỉ có thể lấy của Trung Quốc thôi như hoa lơ, củ cải, cà rốt…”. Và đương nhiên trong hoàn cảnh này, rau “sạch” Vân Nội không thể coi là sạch bởi không được kiểm duyệt bất kỳ cơ quan chức năng nào mà chỉ là “treo đầu dê bán thịt chó” mà thôi!

 

Phun thuốc xong bán luôn

 

Không chỉ tại Vân Nội mà tại xã Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội, cũng là nơi được coi như xã chuyên cung cấp rau sạch cho thành phố với số lượng lớn. Ở đây, nhờ đất đai màu mỡ nên cũng hình thành nên những hợp tác xã chuyên sản xuất rau an toàn. Trong đó, phải kể đến hợp tác xã nông nghiệp Phương Viên, nằm ở Xứ Đồng Bãi, phía nam Đại lộ Thăng Long. Ngay đầu lối vào khu sản xuất của hợp tác xã là hàng loạt biển hiệu đề: “Khu sản xuất rau an toàn”; “Mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng GAP”…

 

Thế nhưng, trớ trêu thay khi hợp tác xã này đã gắn với một câu chuyện mà có thể nói là làm “nhơ bẩn” thương hiệu, uy tín rau sạch ở đây. Chả là trong một lần về tìm hiểu chất lượng rau sạch ở Song Phương, đồng nghiệp của chúng tôi đã trực tiếp xuống ruộng rau của một phụ nữ tên là Dung, một hộ trồng rau sạch của hợp tác xã đúng khi bà đang pha chế thuốc trừ sâu để phun cho đậu đũa. Với nhãn hiệu ghi trên vỏ thuốc thì đó là 2 loại thuốc: Toplaz 70WP và Pezan 50EC, chuyên dùng để trị sâu cuốn lá, đục quả, nấm và đặc biệt có tác dụng là tăng cường khả năng quang hợp của cây trồng, giúp bộ lá xanh mướt, cứng cáp…

 

Khi được hỏi, phun thuốc sâu như vậy có ảnh hưởng gì cho người tiêu dùng không khi đậu đũa đến kỳ thu hoạch thì bà Dung ứng đáp: “Đậu đũa trong thời kỳ cho thu hoạch nhưng phun mấy loại thuốc trừ sâu này, không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của người ăn, thậm chí chế biến ngay sau 15 phút phun thuốc cũng chẳng hề hấn gì”. Bà Dung còn tỏ ra hiểu biết, giải thích: “Đây là chất hóa học chứ không phải thuốc sâu (?!), chỉ có tác dụng “đuổi” côn trùng đi thôi chứ không làm chết chúng (ý nói là không độc hại)”.

 

Để chứng minh điều này, bà liền hái ngay 1kg cho chúng tôi mang về ăn thử, khi chúng tôi đề cập mua nhiều với giá 15 nghìn đồng/kg, tức là cao hơn giá chợ khoảng vài nghìn đồng để mang về cho người thân vì đây là hàng “sạch”, thì bà Dung đồng ý ngay: “Chiều đến sớm nhé, cô sẽ hái cho chỗ đậu này mà mang về. Ăn không sao đâu”. Bà cố giải thích thêm như vậy, mặc dù đậu vừa phun thuốc sâu xong.

 

Tuy nhiên, buổi chiều ấy đã không diễn ra và thay vì hái đậu bán cho chúng tôi như đã hẹn thì bà Dung đã bị cơ quan chức năng đến xử phạt hành chính vì đã vi phạm Khoản 2 Điều 32 Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Bởi sau khi mang sản phẩm “sạch” cùng với những thông tin đã được tận mắt chứng kiến đến các nhà chức trách, phóng viên đã được hồi âm: 2 loại thuốc bà Dung sử dụng, trong đó loại Pezan 50EC không đăng ký sử dụng trên rau, do vậy dùng để phun đậu đũa là trái với quy định. Chưa kể đến loại thuốc này có độc tố cao, vị độc…

 

Còn Toplaz 70WP, mặc dù nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, nhưng vừa mới phun bà Dung đã hái để bán mà không qua thời gian chăm sóc tiếp theo theo đúng quy trình trồng trọt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì đây là thuốc trừ nấm bệnh có mức độ thẩm thấu nhanh, nội hấp mạnh nên khi phun không những người phun phải mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, găng tay… mà rau còn phải cách ly 7 ngày, loại cây có múi thì 14 ngày mới được thu hoạch…

 

Phải chăng, sự việc của bà Dung hay câu chuyện Vân Nội giả - giả Vân Nội ở vựa rau Vân Nội chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”, là hiện tượng đơn lẻ trong “làng” rau sạch? Để biết câu trả lời này, hãy nghe chủ một cửa hàng rau tên Hạnh bán ngay trên đất Vân Nội lưu ý: “Mặc dù toàn rau sạch của người Vân Nội mang ra bán nhưng không hẳn đã an toàn đâu. May thì mua được hàng “sạch” còn không cũng chỉ là rau bình thường như ngoài chợ. Rau an toàn Vân Nội về cơ bản giờ chỉ còn là “mác” thôi”.

 

Ông Nguyễn Văn Minh, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội cho biết: “Về nguyên nhân khách quan, xã Văn Đức vẫn còn những hộ chưa tham gia vào chương trình trồng rau an toàn của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, vì vậy họ sẽ không dán mác rau an toàn một cách chính thống. Nhưng khi mang ra chợ bán, họ vẫn nói rau sản xuất tại rau an toàn Văn Đức cho nên người tiêu dùng không phân biệt được. Còn nguyên nhân chủ quan, xã Văn Đức mới chỉ gắn mác được hơn 70% sản phẩm rau sạch, số còn lại lưu thông tự do nên dẫn đến tình trạng trộn lẫn giữa rau an toàn và không an toàn trên thị trường”.

 

 

 

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, hiện nay trên địa bàn thủ đô có khoảng 58 cửa hàng, điểm bán rau an toàn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và 35 siêu thị tiêu thụ sản phẩm rau an toàn. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có nhiều cửa hàng nhỏ lẻ trong các chợ cũng tự gắn cho loại rau mình kinh doanh là rau sạch hoặc rau "nhà” ăn không hết, mang đi bán nên an toàn 100%. Nhưng từ những gì chứng kiến thì thực tế không phải vậy.

 

 

Theo Nguyễn Anh - Mạnh Kiên

Petrotimes và dân trí


  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 12
Total: 66131480

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July