Đem thớt bị mốc ngâm vào thứ nước này, thớt sạch như mới, không còn mùi hôi, vi khuẩn Đem thớt bị mốc ngâm vào thứ nước này, thớt sạch như mới, không còn mùi hôi, vi khuẩn , Người xứ Nghệ Kiev
( PHUNUTODAY ) - Thớt gỗ sau một thời gian sử dụng rất dễ bị mốc, đặc biệt là khi được để ở nơi ẩm ướt. Muốn làm sạch các vết mốc này, bạn hãy áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây.
Thớt là vật dụng không thể thiếu trong nhà bếp. Chúng được dùng hàng ngày để hỗ trợ việc thái, băm, chặt... thức ăn. Khi sử dụng thớt, bạn sẽ gặp tình trạng thớt dễ bị ẩm mốc, nhất là với loại thớt gỗ. Thớt mốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, gây ra ngộ độc...
Khi thấy thớt xuất hiện các vết mốc, bạn cần phải xử lý chúng càng sớm càng tốt.
Kem đánh răng
Hãy thoa đều muối lên bề mặt thớt. Sau đó, đổ giấm lên trên và tiếp tục thoa đều cho muối và giấm phủ kín mặt thớt. Để nguyên giấm và muối trên thớt trong vòng 5 phút. Sau đó, cho thêm một lượng kem đánh răng vừa phải lên bề mặt thớt, dùng bàn chải chà đi chà lại nhiều lần. Lúc này các cặn bẩn bám trên bề mặt thớt sẽ bong ra, các vết mốc cũng được làm sạch. Bạn chỉ cần rửa lại thớt với nước sạch, lấy khăn khô thấm nước rồi để thớt ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Sử dụng baking soda và giấm
Baking soda có tác dụng làm sạch rất tốt. Bạn có thể sử dụng nó để làm sạch đồ dùng trong nhà, trong đó có cả thớt. Baking soda kết hợp với giấm sẽ làm tăng hiệu quả đánh bay vết bẩn, giúp khử mùi hôi và ngăn vi khuẩn phát triển. Bạn hãy thoa đều baking soda lên bề mặt thớt. Sau đó, đổ giấm ăn lên trên. Baking soda gặp giấm sẽ lập tức tạo ra phản ứng sủi bọt. Tiếp tục lấy miếng bọt biển rửa bát (dùng mặt cứng) để chà nhiều lần lên bề mặt thớt. Sau đó, tráng lại thớt bằng nước sạch và để ở nơi khô ráo.
Sử dụng muối trắng và chanh
Muối trắng và chanh kết hợp với nhau có thể tạo ra một chất tẩy rửa giúp loại bỏ các vết mốc trên bề mặt thớt. Chanh chứa thành phần axit giúp làm mềm các vết bẩn. Muối làm tăng ma sát giúp vết bẩn bong ra dễ dàng hơn.
Bạn hãy rắc đều muối hạt lên trên bề mặt thớt. Sau đó, cắt nửa quả chanh và chà trực tiếp lên bề mặt thớt. Muối và chanh kết hợp với nhau sẽ giúp các vết bẩn được loại bỏ đồng thời khử mùi hôi của thớt. Bạn có thể tiếp tục thêm muối trong quá trình chà rửa thớt. Khi cảm thấy thớt đã sạch như ý muốn thì tráng lại bằng nước sạch. Để thớt ở nơi khô ráo.
Cách ngăn mốc phát triển trên bề mặt thớt
Thớt sau khi được làm sạch cần lau khô nước. Sau đó, thoa một lớp dầu ăn lên bề mặt thớt. Dầu ăn giúp bảo dưỡng thớt và ngăn chặn tình trạng thớt bị nứt nẻ, nấm mốc. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín chiếc thớt lại và để khoảng 4-5 tiếng cho dầu ăn ngấm vào thớt.
Tiếp đó, hãy tháo màng bọc thực phẩm ra và rắc baking soda lên trên. Baking soda sẽ hấp thụ hết phần dầu thừa. Dùng bàn chải chà cho baking soda phủ kín bề mặt thớt sau đó rửa lại thớt bằng nước sạch. Lau khô thớt và để ở nơi khô ráo. Làm như vậy, bạn sẽ tránh được tình trạng thớt bị mốc.
Sau khi sử dụng xong, bạn nên rửa sạch và treo thớt ở nơi khô ráo để tránh ẩm mốc. Tuyệt đối không ngâm thớt trong nước vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi.
Nên dùng thớt riêng để thái đồ sống và đồ chín. Như vậy sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm