Thứ ba, 02/02/2021 Đột biến mới khiến chủng SARS-CoV-2 ở Anh có nguy cơ kháng vắc xin Thứ ba, 02/02/2021 Đột biến mới khiến chủng SARS-CoV-2 ở Anh có nguy cơ kháng vắc xin , Người xứ Nghệ Kiev
Dân trí
Chủng vi rút SARS-CoV-2 lần đầu được phát hiện ở Anh đã có đột biến mới khiến nó có thể làm các vắc xin hoạt động kém hiệu quả hơn.
New York Times dẫn báo cáo ngày 1/2 của Cơ quan Y tế công cộng Anh đưa tin, chủng virut SARS-CoV-2 đã có một đột biến mới khiến việc kiểm soát nó bằng vắc xin trở nên khó khăn hơn.
Tuần trước, các nhà khoa học Anh xem xét tất cả các bộ gen của vi rút SARS-CoV-2 đã được giải mã ở nước này. Họ đã tìm ra 11 chủng của B117 có mang đột biến đáng lo ngại nói trên. Đây là bằng chứng mới nhất cho thấy vi rút gây nên đại dịch Covid-19 đang trải qua quá trình tiến hóa gây quan ngại trên toàn thế giới.
Chủng vi rút B117 lần đầu được phát hiện ở Anh hồi tháng 12 năm ngoái. Các nhà nghiên cứu xác định nó đã lây lan và trở thành chủng phổ biến ở Anh chỉ trong vài tháng. Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy một số đột biến của nó cho phép vi rút này bám vào tế bào chặt hơn. B117 hiện đã lây lan sang 72 quốc gia.
Trong báo cáo mới nhất, Cơ quan Y tế công cộng Anh ước tính tốc độ lây lan của chủng mới này cao hơn từ 25-40% so với các chủng SARS-CoV-2 khác. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra nó cũng có khả năng gây chết chóc cao hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng vắc xin vẫn kháng được chủng B117 không đột biến gien.
Mặc khác, Nam Phi xuất hiện một biến chủng có tên B1351 và các vắc xin của Novavax và Johnson & Johnson đã hoạt động kém hiệu quả hơn trong các thử nghiệm.
Các nhà khoa học lo ngại rằng việc các chủng SARS-CoV-2 liên tục đột biến có thể khiến chúng trở nên nguy hiểm hơn so với chủng cũ. Moderna và các nhà sản xuất khác đang chuẩn bị phát triển vắc xin để chống lại đột biến của B1351 - chủng mang tên E484K.
Tuy nhiên, chuyên gia vi rút Kristian Andersen từ viện nghiên cứu Scripps ở California, Mỹ cho rằng chưa thể kết luận về việc chủng E484K có dễ lây nhiễm hay có nguy cơ kháng vắc xin hay không. "Chúng ta cần chờ thêm dữ liệu", ông Andersen nói.