Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 26/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Tin tức Nghệ Tĩnh >
  Hành trình đi tìm con chữ ở vùng biên viễn xứ Nghệ Hành trình đi tìm con chữ ở vùng biên viễn xứ Nghệ , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Sau bữa cơm tối, những người phụ nữ ở xã Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) lại mang đèn pin, sách vở đến điểm trường trong bản để học chữ.

Lớp xóa mù chữ ở điểm trường Huồi Xài, Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Na Ngoi 2.

Vợ chồng rủ nhau đi "tìm con chữ"

Xã Na Ngoi là xã miền núi biên giới thuộc huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), với hơn 90% dân số là đồng bào người Mông. Do cuộc sống còn khó khăn, phải lo cái ăn, cái mặc nên trước đây một số người dân không được đi học đầy đủ.

Đầu năm 2024, Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Na Ngoi 2 mở lớp xóa mù chữ ở bản Huồi Xài. Lớp học có 12 học viên, có người chưa biết chữ, có người từng học nhưng đã quên. Màn đêm buông xuống, núi rừng lại vang lên tiếng đánh vần ngọng nghịu của các bà, các mẹ.

Mỗi khi cả lớp phát âm chưa đúng, thầy Đặng Đình Châu - giáo viên phụ trách lớp nhẹ nhàng hướng dẫn để học viên nói tròn vành rõ chữ hơn. Vì không có người trông coi nên phần lớn học viên phải mang theo con, cháu đến lớp vừa học vừa trông.

Thầy Châu luôn chuẩn bị sẵn ít bánh kẹo trong túi để dỗ các cháu mỗi khi quấy khóc, buồn ngủ, tránh ảnh hưởng đến việc học của cha mẹ, ông bà.

Theo giáo viên này, có học viên học rất nhanh, mỗi buổi học được 2-3 chữ cái. Nhưng có học viên phải vài ngày mới viết thạo một chữ. Thế nên, tùy vào khả năng tiếp thu của mỗi người, thầy sẽ có cách kèm riêng.

Với những học viên ở tuổi trung niên này, giáo viên phải luôn ân cần, kiên trì hướng dẫn, khích lệ để họ không cảm thấy xấu hổ, tự ti mà bỏ học giữa chừng.

“Trước hết, mình phải dạy cho họ biết đọc, rồi mới bắt đầu tập viết. Khi đã thành thạo thì bắt đầu học tính toán. Đến nay, học viên đã biết đọc, biết viết và tính toán cơ bản”, thầy Châu chia sẻ.

Nhiều cặp vợ chồng mang theo con đến lớp học xóa mù chữ.

Tham gia lớp học, vợ chồng bà Xồng Y Xồng (SN 1966, trú tại bản Huồi Xài) không nghĩ đôi bàn tay chai sần, chỉ quen cầm cuốc, cầm rựa nay lại có cơ hội cầm bút viết từng nét chữ. Vừa viết, bà vừa nhẩm đọc để nhớ các mặt chữ.

Người phụ nữ này chia sẻ, vào ban ngày vợ chồng bà thay phiên nhau người lên rẫy, người ở nhà trông cháu nội cho vợ chồng cậu con trai đang làm thuê ở miền Nam. Buổi tối, ông bà đội đèn pin, dắt cháu lên điểm trường Huồi Xài để "tìm con chữ".

“Nhiều bữa đi làm về mệt quá không muốn đi học nữa. Nhưng thầy cô gọi điện động viên cố gắng học, biết chữ rồi mình mới tự làm được mọi việc, không cần nhờ ai nữa”, bà Xồng tâm sự.

Xóa mù chữ mở ra cơ hội thoát nghèo

Trong khi đó, lớp xóa mù chữ ở bản Pù Quặc 2, xã Na Ngoi có 11 học viên nữ. Các mẹ, các bà đều là lao động chính của gia đình, nên việc kêu gọi, duy trì sĩ số rất khó khăn.

Cô giáo Đặng Thị Thanh, giáo viên đứng lớp xóa mù chữ cho biết, đa phần các mẹ trong lớp đã lớn tuổi nên phải có phương pháp dạy giúp họ dễ hiểu, dễ nhớ. Những ngày lớp mới mở, cô phải sử dụng “song ngữ” tiếng Việt và tiếng Mông để giảng dạy vì nhiều học viên không hiểu tiếng Việt.

Nữ giáo viên đánh giá, mặc dù lớn tuổi nhưng các bà, các mẹ rất siêng năng và ham học. Khi các mẹ đã biết tính toán cơ bản, cô Thanh bày thêm cho họ cách cộng trừ, nhân chia trên điện thoại để thuận tiện hơn khi muốn bán gừng, bán măng số lượng lớn.

Giáo viên tận tình hướng dẫn cho chị em đọc, viết.

Chị Xồng Y Xìa (SN 1984, trú bản Pù Quặc 2) tâm sự, phần vì gia đình nghèo khó, phần vì quan niệm phụ nữ không cần phải học chữ nên chị Xìa chỉ học đến lớp 2 rồi giúp cha mẹ làm rẫy.

“Không biết chữ, cũng không biết tính toán nên có làm gì được đâu. Mỗi khi thu hoạch gừng, cũng phải gọi con hay người thân đến bán giúp vì mình không biết tính mà lấy tiền”, chị Xìa nói.

Mọi thứ thay đổi nhanh chóng khi chị Xìa tốt nghiệp lớp xóa mù chữ. Người phụ nữ này dần trở thành “tay buôn” có tiếng của bản. Chị nói rằng, chỉ khi đọc thông viết thạo tiếng Việt, bản thân mới tiếp cận được với thế giới bên ngoài chỉ với một chiếc điện thoại thông minh.

Mỗi ngày học hỏi một ít, chị tìm hiểu giá cả các mặt hàng, liên hệ với thương lái thương lượng để bán gừng của gia đình trồng được với giá cao hơn. Khi đã quen việc, chị kết nối với các thương lái, bắt đầu đi thu mua lúa, gừng, măng… của dân bản để bán lại cho người miền xuôi. Thu nhập của gia đình vì thế cũng ngày một khấm khá lên.

Thầy giáo Nguyễn Xuân An - Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Na Ngoi 2 cho biết, tỉ lệ phụ nữ trung niên mù chữ ở trong xã vẫn còn cao. Nhưng vì lớn tuổi, nên phần lớn đều e dè, xấu hổ khi được vận động đi học xóa mù chữ.

“Chỉ khi giáo viên đến nhà phân tích những cái lợi khi biết chữ như muốn bán đàn gà, con heo cũng phải biết tính để lấy tiền. Con cái đi làm ăn xa gửi tiền về mà không biết chữ, biết số lỡ bị lừa mất thì sao... Nghe vậy nhiều người mới chịu đi học”, thầy An chia sẻ.

Trong các buổi học, giáo viên còn thường xuyên hướng dẫn người dân cách chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sao cho hiệu quả... từ đó mở ra cho người dân cơ hội thoát nghèo.

Theo chương trình, các học viên lớp xóa mù chữ sẽ được dạy biết đọc, viết và tính toán cơ bản. Một kỳ học gồm 200 tiết, mỗi đêm 4 tiết. Học viên ôn tập 3 kỳ cơ bản biết chữ, đọc thành thạo và làm các phép tính cộng trừ nhân chia cơ bản, được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình xóa mù chữ. Nếu ai học hết 5 kỳ sẽ được Nhà nước trợ cấp 1,8 triệu đồng.

Tác giả: Phạm Tâm

Nguồn tin: giaoducthoidai.vn

Hành trình đi tìm con chữ ở vùng biên viễn xứ Nghệ (nghean24h.vn)


  Các Tin khác
  + Nhiều tình tiết ''như sắp đặt'' tại ngôi nhà có hai vợ chồng tử vong (06/12/2024)
  + Hà Tĩnh: Bãi bỏ Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị du lịch Xuân Đan - Xuân Phổ (06/12/2024)
  + Thành phố Hà Tĩnh mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại II (06/12/2024)
  + Nghệ An: Người dân bị ảnh hưởng Thủy điện Bản Vẽ mỏi mòn chờ tái định cư (06/12/2024)
  + Nghệ An đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 khoảng 9,5 - 10,5% (06/12/2024)
  + Nghệ An: Sau khi sáp nhập, huyện Diễn Châu còn 32 đơn vị hành chính cấp xã, thị (06/12/2024)
  + Hà Tĩnh sắp có thêm TP. Kỳ Anh và nhà máy sản xuất ô tô điện 7.300 tỷ (02/12/2024)
  + Hà Tĩnh: Dôi dư hàng trăm cán bộ sau sáp nhập (02/12/2024)
  + Vì sao Vingroup (VIC) chọn Hà Tĩnh làm điểm xây dựng nhà máy ô tô điện? (02/12/2024)
  + Hà Tĩnh: Thu ngân sách qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo sụt giảm (02/12/2024)
  + Nhiều bất thường trong vụ hai vợ chồng t.ử v.o.n.g tại nhà riêng (02/12/2024)
  + Nghệ An: Tìm nhà thầu cho dự án giáo dục 200 tỷ đồng ở huyện Đô Lương (02/12/2024)
  + Nghệ An: Gần 340 tỷ làm trạm dừng nghỉ trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu, vận hành từ tháng 1/2026 (02/12/2024)
  + UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu không thu lệ phí cấp đổi giấy tờ của người dân khi sáp nhập cấp xã, cấp huyện (02/12/2024)
  + Nghệ An: Phát hiện đối tượng vận chuyển gần 50 kg pháo trái phép (02/12/2024)
  + Tp.Vinh mở rộng từ ngày 1/12: Kỳ vọng bứt phá kinh tế (02/12/2024)
  + Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy với số phiếu tuyệt đối 100% (12/11/2024)
  + Hà Tĩnh yêu cầu xử lý 73 dự án "đắp chiếu" tại Xuân Thành (24/10/2024)
  + Dở dang nhà đa năng trường học ở Hà Tĩnh: Chỉ định nhà thầu phụ tiếp tục thi công (24/10/2024)
  + Hàng loạt vi phạm trong đầu tư công và đấu thầu tại huyện Cẩm Xuyên (24/10/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66094510

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July